NÉT ĐẸP VĂN HÓA NÉT ĐẸP VĂN HÓA

Sức sống dân ca Cao Lan

|
Lượt xem:
Dân ca Cao Lan (Sình ca) là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan. Ở tỉnh Bắc Giang, những điệu Sình ca vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Di sản quý

Dân ca Cao Lan là sinh hoạt văn hóa truyền thống có từ lâu đời. Đó là lối hát đối đáp theo thể thơ tứ tuyệt. Đồng bào Cao Lan mê say dân ca bởi nó không chỉ là những bài hát giao duyên của trai gái mà còn có nhiều bài ca ngợi sản xuất, hát về thiên nhiên; phụng thổ công, thần nông, hát mừng nhà mới, đám cưới, ru con, hát đền ơn cha mẹ, hát đố, hát ghẹo… 

Nghệ nhân CLB dân ca Cao Lan xã Đèo Gia (Lục Ngạn) truyền dạy Sình ca cho thế hệ trẻ.

Qua đó người Cao Lan gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước nguyện với thiên nhiên, thần linh. Ở Bắc Giang, Sình ca tập trung chủ yếu ở một số huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế. Năm 2012, dân ca Cao Lan được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Cao Lan, những năm gần đây, một số địa phương đã thành lập CLB. CLB hát dân ca Cao Lan (Lục Ngạn) được thành lập năm 2012 do ông Chung Văn Thảo (74 tuổi) làm Chủ nhiệm. Thuở nhỏ, ông Thảo được đắm mình trong những lời ru, câu hát của đồng bào, những câu ca đã nuôi dưỡng tâm hồn để rồi cho đến bây giờ như mạch nguồn chảy mãi trong trái tim ông. Ông Thảo chia sẻ, ban đầu khi thành lập CLB có 14 người, nay đã lên tới 48 thành viên, trong đó có cả thanh thiếu niên, trung niên, người cao tuổi. 

Mỗi quý 1 lần, CLB tổ chức sinh hoạt, giao lưu, truyền dạy cho hội viên tại nhà sàn văn hóa cộng đồng ở thôn Đèo Gia và Cống Luộc (xã Đèo Gia). Từ năm 2016 đến nay, CLB truyền dạy cho 19 học sinh THCS và THPT trên địa bàn xã. Hiện nay, CLB có bà Đàm Thị Hội (74 tuổi) được Nhà nước công nhận là Nghệ nhân Ưu tú. Ở các buổi sinh hoạt, từ nội dung sách hát Sình ca do ngành văn hóa biên soạn, ông Thảo chọn lọc những bài hát hay, phổ biến rồi in ra để mọi người học. 

Đến nay, các thành viên CLB có thể thuộc 30-40 bài, tham gia giao lưu, biểu diễn ở nhiều nơi. Anh Hoàng Văn Lý (SN 1989), thôn Cống Luộc chia sẻ, hồi bé anh thường theo bà, mẹ xem hội và thích nghe hát Sình ca. Năm 2012, anh tham gia CLB của xã, cùng giao lưu, chia sẻ với các thành viên. Các hội diễn, liên hoan, hội trại văn hóa anh được chọn đại diện cho xã thi hát, trình diễn trang phục đẹp “Lời ca, câu hát khiến tôi càng hiểu về văn hóa và thêm tự hào về dân tộc mình”, anh Lý nói.

Ở xã Lục Sơn (Lục Nam), An Lập (Sơn Động) hay Xuân Lương (Yên Thế), Sình ca cũng được người dân bản địa lưu giữ từ nhiều đời. Tuy không thành lập được CLB song vào dịp Tết, lễ hội, các cụ cao niên vẫn duy trì hát Sình ca để bảo tồn di sản. Ông Thân Nhân Khuyến, Chủ tịch UBND xã Xuân Lương cho biết, người Cao Lan trên địa bàn xã chiếm khoảng 40%, tập trung ở các bản: Ven, Thượng Đồng, Nghè. 

Cũng vì yêu câu hát, nhiều cụ già vẫn ngân nga những giai điệu trong các dịp lễ, sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, số người hát được Sình ca ít dần, hiện chỉ còn khoảng 10 người ở một số bản, tuổi đời cũng 70 trở lên. Ở một số huyện khác, Sình ca chưa được chính quyền, ngành chức năng thực sự quan tâm, kinh phí đầu tư cho hoạt động của CLB hầu như không có, lớp trẻ tham gia ít, có nơi tuy thành lập được CLB nhưng hoạt động đơn điệu, rời rạc.

Không để mai một

Theo ông Đỗ Tuấn Khoa, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cái hay, cái độc đáo của dân ca Cao Lan ở Bắc Giang đó là tính bảo tồn nguyên gốc, họ giữ được tiếng nói không bị mai một, pha trộn với những tiếng của đồng bào dân tộc thiểu số khác. Trang phục của người Cao Lan cũng rất độc đáo, thêu, dệt cầu kỳ.

Đặc biệt, vùng Tây Yên Tử bao gồm một số xã của huyện Lục Nam, Sơn Động hay như xã Xuân Lương (Yên Thế) có đông đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống, nếu phát huy tốt giá trị di sản đặc sắc này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng.

Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn dân ca Cao Lan, như: Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu các bài hát; công nhận nghệ nhân; tổ chức trưng bày di sản dân tộc Cao Lan tại các sự kiện, ngày hội văn hóa. Năm 2016, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Lục Ngạn cùng các nghệ nhân xã Đèo Gia tổ chức truyền dạy dân ca Cao Lan tại đây gần 2 tháng.

Năm 2019, Bảo tàng tỉnh giới thiệu mô hình dệt, giấy dó, trang phục người Cao Lan tại Hà Nội, đưa nghệ nhân giao lưu tại các tỉnh. Ngoài ra, ngành văn hóa xuất bản nhiều tập sách có giá trị như: “Dân ca dân tộc Cao Lan tỉnh Bắc Giang”; “Phong tục tập quán tiêu biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang”.

Một tin vui mới đây, Thạc sĩ Phan Đình Oánh, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang và cộng sự thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn âm nhạc dân gian của dân tộc Cao Lan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang góp phần phục vụ phát triển du lịch cộng đồng”. 

Đề tài nghiên cứu đặc điểm cấu trúc âm nhạc, hình thái giai điệu dân ca Cao Lan; khảo sát, chụp ảnh, quay phim, thu âm các làn điệu trên địa bàn 4 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; thành lập CLB và tổ chức truyền dạy Sình ca tại xã Xuân Lương (Yên Thế)…

Để dân ca Cao Lan không bị mai một, bên cạnh những giải pháp trên, chính quyền, ngành chức năng cần tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác bảo tồn thông qua việc thành lập, duy trì hoạt động của CLB, có cơ chế khuyến khích, động viên nhiều người tham gia, nhất là giới trẻ. Ngành văn hóa, giáo dục thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thi, giới thiệu, đưa dân ca dân tộc thiểu số vào các tiết học ngoại khóa… từ đó, tạo sức lan tỏa, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

CHƯƠNG TRÌNH

TUẦN LỄ VĂN HÓA - DU LỊCH BẮC GIANG NĂM 2020

“BẮC GIANG - MIỀN ĐẤT THIÊNG TÂY YÊN TỬ”

-------------***-------------

LỄ KHAI MẠC

- Địa điểm: Khu Di tích Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang.

- Thời gian: 20h00’, ngày 29/01/2020 (tức ngày 05 tháng Giêng âm lịch năm 2020)

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

- Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Khu Di tích Chiến thắng Xương Giang;

- Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử năm 2020

- Lễ khánh thành Tòa Thượng điện, chùa Hạ;

- Lễ mở cửa rừng tại đền Chín Mìu;

- Lễ khai hội đền Thần Nông;

- Lễ hội Xuân Lung - Thác Ngà;

- Lễ hội Tân Sơn;

- Lễ hội đền Dành, hội hát Ống Tân Yên...

 

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

- Trưng bày, giới thiệu các tài liệu, hiện vật về Chiến thắng Xương Giang, Cẩm Trạm - Hồ Cát;

- Trưng bày giới thiệu, quảng bá du lịch Bắc Giang;

- Trưng bày Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm;

- Trưng bày Mộc bản Chùa Bổ Đà;

- Trưng bày ảnh "7 ngày khám phá Tây Yên Tử;

- Triển lãm trưng bày giới thiệu không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm;

- Giải việt dã leo núi chinh phurc đỉnh Non Vua;

- Tổ chức trình diễn Thư pháp;

- Tổ chức Giải Vật dân tộc, Vật tự do tỉnh Bắc Giang;

- Trao giải cuộc thi ảnh "Bắc Giang quê hương tôi"...

 

LỄ TỔNG KẾT, BẾ MẠC

- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị tỉnh

- Thời gian dự kiến: Từ ngày 15/02 đến ngày 20/02/2020 (tức từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng năm 2020).

Ảnh đẹp Ảnh đẹp

Video Video

Không tìm thấy video nào

Thông tin ban tổ chức Thông tin ban tổ chức

 Ban tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang năm 2020

Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực

Điện thoại: 0984.778.585

Ông Ngô Đình Tiến, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0912.981.377

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7,011
Tổng số trong ngày: 19
Tổng số trong tuần: 18
Tổng số trong tháng: 25,057
Tổng số trong năm: 181,216
Tổng số truy cập: 1,155,192