Điểm tham quan du lịch Điểm tham quan du lịch

Dấu ấn phò mã Động Giáp ở Lục Ngạn

|
Lượt xem:
Dọc đôi bờ sông Lục Nam, các nhà khoa học phát hiện hệ thống gần trăm di tích liên quan đến triều Lý gắn với văn hóa Đại Việt thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 và cuộc kháng chiến chống Tống vĩ đại của dân tộc.

 Đến xã Phượng Sơn, chúng tôi ghé qua di tích Đền Cầu Từ. Đây là một điểm du khách không nên bỏ qua vì nó gắn liền với những huyền tích dân gian và là địa điểm được các nhà khảo cổ xác định có một khu dinh thự lớn ở thời nhà Lý, đã đổ nát nằm dưới lòng đất. Đền Cầu Từ thờ công chúa Bình Dương, con vua Lý Thái Tông. Công chúa Bình Dương được gả cho ông Thân Thiệu Thái và sinh ra ông Thân Cảnh Phúc.

Đền Cầu Từ thờ công chúa Bình Dương, con gái vua Lý Thái Tông

Trò chuyện với những người cao tuổi, chúng tôi biết rằng, các nhà khoa học của Viện khảo cổ học đã khai quật phát hiện ra những con đường lát gạch hoa chanh, đầu ngói ống trang trí hoa văn cánh sen, một lượng lớn gạch và ngói vỡ gồm gạch vuông hoa văn cúc dây, ngói mũi hài  và các loại gạch ngói với nhiều kiểu dáng khác nhau như ngói mũi sen đầu tròn, ngói mũi vát nhọn và các trụ sỏi có kích thước trung bình từ 130-150cm. Số gạch ngói này có niên đại thời Lý, có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13 có nhiều nét tương đồng với những di vật phát hiện tại di chỉ Hoàng thành Thăng Long.

 

Những di vật được khai quật phát lộ hệ thống dinh thự thời Lý

Theo lý giải của các nhà khảo cổ học thì: Về lịch sử vùng đất này có dòng họ Thân ba đời làm phò mã nhà Lý và từ đó có liên hệ mật thiết với một trung tâm văn hoá của dân tộc trong thời Lý. Không riêng di chỉ Cầu Từ, mà dọc đôi bờ sông Lục Nam, các nhà khoa học đã khảo sát điền dã và phát hiện cả một hệ thống gần một trăm di tích liên quan đến Vương triều Lý gắn với văn hóa Đại Việt ở thế kỷ 11 đến thế 13 và cuộc kháng chiến chống Tống vĩ đại của dân tộc. Các di vật thu lượm được từ cuộc khai quật đã giúp các nhà khoa học mô tả được cả hệ thống kiến trúc dinh thự mang phong cách kiến trúc kết hợp giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính trên những cung điện này, đã có nhiều đời công chúa nhà Lý được gả cho các thủ lĩnh vùng biên ải trong chính sách “cơ mi”. Đây là chính sách nhằm động viên các tù trưởng nơi biên ải làm phò mã và dốc sức phò vua giúp nước giữ yên bờ cõi, biên cương tổ quốc.

Ngay trên nền của lâu đài xưa, bên đền Cầu Từ có cây thị cổ thụ hơn 10 người ôm. Không ai còn nhớ cây thị cổ thụ đã bao nhiêu tuổi. Có lẽ cây đã có từ cái thời công chúa nhà Lý vượt bến sông Thương vu quy về Bắc ải và cây như là chứng nhân của những biến đổi trên vùng đất này.

Những câu chuyện kể càng hối thúc chúng tôi về Đền Hả thuộc thôn Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Đây là ngôi đền nằm trong khu di tích đền- chùa Từ Hả- thờ Đức Thánh Vũ Thành, phò mã Thân Cảnh Phúc.

Cây đa cổ thụ gợi cho chúng tôi sự tò mò khó cưỡng. Những người dân ở đây cho biết: Không ai biết cây đa có từ bao giờ, có lẽ tuổi của nó cũng khoảng bằng cây thị ở đền Cầu Từ. Truyền thuyết kể rằng: Trong trận quyết chiến cuối cùng với quân giặc, tướng quân Vũ Thành bị thương nặng, về đến đây thì mất.

Theo thần tích còn ghi lại thì đền Hả có từ thời nhà Trần, được lập nên sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ II thắng lợi (1285) cách ngày nay gần 700 năm, và từ đó cho đến nay ngôi đền vẫn tồn tại ở nơi đây.

 

Quần thể di tích đền và chùa Hả

Đền Hả nằm giữa khu rừng Hả Hộ, thuộc xã Hồng Giang (xưa là xã Hả Hộ), huyện Lục Ngạn. Đền có kiến trúc gồm 3 cấp (theo kiểu chữ Tam) gồm: đền Thượng - đền Trung và đền Hạ.

Trong đền Hạ hiện còn giữ lại được một đôi ngựa thờ bằng gỗ, một hồng, một trắng. Ông Giáp Văn Giao – Quản lý khu di tích Đền Hả kể rằng: Con ngựa trắng được vua ban cho tướng quân Vũ Thành. Con ngựa này vốn không ai cưỡi được, nhưng lại chịu thần phục ông. Dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về con ngựa được mệnh danh là “Thiên lý mã” này, mỗi ngày có thể chạy hàng vạn dặm. Ban ngày, tướng quân Vũ Thành cưỡi ngựa lên biên ải chống giặc, tối đến lại có thể cưỡi ngựa về nhà ở vùng Động Giáp.

 

Ông Giáp Văn Giao kể truyền tích về “Thiên lý mã” thờ tại đền Hả

Sau đền Hạ là đền Trung gồm 3 gian 2 chái, theo niên hiệu được ghi ở thượng lương thì đền Trung được sửa lại vào năm Gia Long (1802). Có đôi câu đối ghi lại công đức to lớn của các công chúa và phò mã họ Thân trên đất này:

 “Lý triều huân liệt minh sơn nhạc.

Lục địa anh linh quán cổ kim.”

(Công lao triều Lý ngời sông núi/Linh thiêng đất Lục thấu xưa nay)

Đền Hả hiện giữ được các đầu đao còn tương đối nguyên vẹn. Để tưởng niệm công lao to lớn của người anh hùng Vũ Thành, Thân Cảnh Phúc. Hằng năm, từ ngày 6-9 tháng Giêng, dân làng Hồng Giang lại mở hội. Đây chính là một nghi thức thờ cúng, tưởng niệm anh hùng dân tộc, đồng thời là cuộc diễn xướng anh hùng trên một quy mô tương đối rộng (cả tổng Hả Hộ). Vào những ngày này, trong cuộc rước biểu trưng, diễn tả lại cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt của người anh hùng quê hương, là biểu hiện rực rỡ của tinh thần đoàn kết bất khuất chống kẻ thù xâm lược. Vì thế nó luôn sống trong lòng dân, nuôi dưỡng lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Trong sử còn ghi, phía nam ải Chi Lăng – Lạng Sơn có một động rất to, gọi là động Giáp thuộc quyền quản lĩnh của các tù trưởng họ Giáp (sau đổi thành họ Thân). Đây là miền rộng lớn của Châu Lạng xưa bao gồm tất cả các huyện Lạng Giang, Lục Nam, và Lục Ngạn ngày nay. Năm 1070, quân Tống ồ ạt kéo xuống biên giới, lăm le xâm lược Đại Việt. Bằng thủ đoạn nham hiểm, quân Tống đã mua chuộc được nhiều thủ lĩnh miền núi sát biên giới, riêng chỉ có Thân Cảnh Phúc - phò mã của vua Lý Thánh Tông - tù trưởng động Giáp không chịu khuất phục. Giặc Tống tràn qua biên giới, Thân Cảnh Phúc tổ chức đánh du kích xuất quỷ nhập thần, khiến cho địch hao binh tổn tướng và gọi ông là Thiên thần động Giáp. Trong lịch sử nước ta, cuộc kháng chiến đánh thắng quân xâm lược Tống thời Lý có công lao to lớn của Thân Cảnh Phúc và các phò mã họ Thân. Họ là tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết các dân tộc trong sự nghiệp chiến đấu giữ nước của dân tộc ta. Từ những giá trị lịch sử quý báu ấy, ngày 25 tháng 01 năm 1991, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định công nhận đền Hả là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

Đền Hả là nơi nhân dân tưởng nhớ công lao chống giặc giữ nước của tướng quân
Vũ Thành,
phò mã Thân Cảnh Phúc.

Bên cạnh đền là ngôi chùa Hả. Tất cả tạo thành một thể thống nhất liên hoàn về kiến trúc nằm bên bờ Lục Nam kéo dài chừng 500m. Khách đến tham quan và thắp hương tưởng nhớ Thượng tướng quân Vũ Thành, phò mã Thân Cảnh Phúc chắc hẳn cũng sẽ cùng tâm trạng như chúng tôi, đó là thực sự tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Đăng Lâm

 

CHƯƠNG TRÌNH

TUẦN LỄ VĂN HÓA - DU LỊCH BẮC GIANG NĂM 2020

“BẮC GIANG - MIỀN ĐẤT THIÊNG TÂY YÊN TỬ”

-------------***-------------

LỄ KHAI MẠC

- Địa điểm: Khu Di tích Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang.

- Thời gian: 20h00’, ngày 29/01/2020 (tức ngày 05 tháng Giêng âm lịch năm 2020)

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

- Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Khu Di tích Chiến thắng Xương Giang;

- Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử năm 2020

- Lễ khánh thành Tòa Thượng điện, chùa Hạ;

- Lễ mở cửa rừng tại đền Chín Mìu;

- Lễ khai hội đền Thần Nông;

- Lễ hội Xuân Lung - Thác Ngà;

- Lễ hội Tân Sơn;

- Lễ hội đền Dành, hội hát Ống Tân Yên...

 

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

- Trưng bày, giới thiệu các tài liệu, hiện vật về Chiến thắng Xương Giang, Cẩm Trạm - Hồ Cát;

- Trưng bày giới thiệu, quảng bá du lịch Bắc Giang;

- Trưng bày Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm;

- Trưng bày Mộc bản Chùa Bổ Đà;

- Trưng bày ảnh "7 ngày khám phá Tây Yên Tử;

- Triển lãm trưng bày giới thiệu không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm;

- Giải việt dã leo núi chinh phurc đỉnh Non Vua;

- Tổ chức trình diễn Thư pháp;

- Tổ chức Giải Vật dân tộc, Vật tự do tỉnh Bắc Giang;

- Trao giải cuộc thi ảnh "Bắc Giang quê hương tôi"...

 

LỄ TỔNG KẾT, BẾ MẠC

- Địa điểm: Trung tâm Hội nghị tỉnh

- Thời gian dự kiến: Từ ngày 15/02 đến ngày 20/02/2020 (tức từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng năm 2020).

Ảnh đẹp Ảnh đẹp

Video Video

Không tìm thấy video nào

Thông tin ban tổ chức Thông tin ban tổ chức

 Ban tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang năm 2020

Ông Trần Minh Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban Thường trực

Điện thoại: 0984.778.585

Ông Ngô Đình Tiến, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Điện thoại: 0912.981.377

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 8,133
Tổng số trong ngày: 228
Tổng số trong tuần: 3,029
Tổng số trong tháng: 49,078
Tổng số trong năm: 153,383
Tổng số truy cập: 1,127,359